Tại sao mẹ bầu bị nám da? cách phòng và điều trị cho mẹ bầu

Tác giả: Hatrang Ngày đăng: 13/11/2022

Nám, sạm da khi mang thai

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai trải qua nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Một phần nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, trong khi một số phụ nữ mang thai vẫn có làn da khỏe mạnh bình thường, thì số khác lại xảy ra tình trạng nám, sạm da. Điều này khiến cho nhiều thai phụ lo lắng và hoang mang.

1. Nám da khi mang thai có phải là biểu hiện bình thường?

 

Nám da khi mang thai là hiện tượng bình thường và phổ biến, với đặc điểm là làm da tối kèm theo các đốm mờ. Nám da đôi khi còn được gọi là mặt nạ thai kỳ bởi các đốm mờ thường xuất hiện xung quanh môi, mũi, gò má, trán của thai phụ. Nó giống với hình dạng của một chiếc mặt nạ. Tình trạng sạm da có thể xuất hiện dọc theo xương hàm hoặc cẳng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đó, một số bộ phận khác như núm vú, bộ phận sinh dục có thể trở nên tối màu hơn khi mang thai. Các bộ phận thường xảy ra ma sát như nách, đùi cũng sẽ trở nên tối màu hơn khi bạn mang thai.

Thử sức cùng Trắc nghiệm: trà củ gai Tại sao khi mang thai có người rạn da, người thì không?

Hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ bị rạn da khi mang thai, nhưng một số lại không gặp tình trạng này. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm bài trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

2. Nguyên nhân gây nám da khi mang thai?

 

Sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ trong thời kỳ mang thai kích thích quá trình sản sinh melanin gây nên tình trạng nám da. Melanin là sắc tố quyết định màu da, tóc và mắt của con người.

Phụ nữ có làn da sẫm màu thường dễ bị nám hơn phụ nữ có làn da sáng màu. Bạn cũng có khả năng bị nám da nếu trong gia đình bạn có người thân cũng gặp phải tình trạng này.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN

3. Đường sọc nâu có liên quan đến nám?

 

Sắc tố melanin tăng lên gây ra các vết nám da trên khuôn mặt, đồng thời đây cũng chính là tác nhân gây ra đường sọc nâu, các mẹ bầu có thể thấy đường sọc nâu này chạy dọc xuống bụng. Trước khi mang thai, đường sọc trắng chạy từ rốn đến xương mu của bạn, bạn có thể không nhận ra bởi nó có cùng màu với phần da còn lại của bạn.

Khi mang thai, sắc tố melanin tăng lên khiến cho đường sọc trắng trở thành đường sọc nâu. Vài tháng sau khi sinh, đường sọc nâu sẽ trở về trạng thái bình thường như trước khi bạn mang thai.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng nám, sạm da khi mang thai ?

 

Tất cả các sự thay đổi về da do nám, sạm da thường tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, để giảm tình trạng sạm da khi mang thai, bạn có thể áp dụng một số cách mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi như sau:

  • Sử dụng kem chống nắng: Điều này là rất quan trọng bởi khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, da của bạn dễ bị nám, các sắc tố da bị thay đổi. Sử dụng kem chống nắng (chống lại cả tia UVA và UVB) với chỉ số SPF từ 30 trở lên mỗi ngày ngay cả khi không có ánh nắng và nên thường xuyên bôi lại vào ban ngày nếu bạn hoạt động ngoài trời.
  • kem chống nắng http://sakurabeautiful

 

Nám, sạm da khi mang thai
Bạn đang xem: Tại sao mẹ bầu bị nám da? cách phòng và điều trị cho mẹ bầu
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: