MỤN Ở TUỔI DẬY THÌ VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Tác giả: Hatrang Ngày đăng: 11/09/2024

Mụn tuổi dậy thì - Nguyên nhân và cách chữa trị

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là tình trạng rất phổ biến, tuy nhiên, hầu hết các bạn trẻ chưa hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc và điều trị hợp lý nên dễ khiến mụn ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân gây mụn dậy thì là gì? Mụn tuổi dậy thì có tự hết không? Mụn tuổi dậy thì có nên nặn không? Bị mụn tuổi dậy thì phải làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây cùng sakura nhé nhé!

1. Nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn dễ gặp mụn trứng cá nhất do sự thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác liên quan đến phương pháp chăm sóc da, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng gây nên tình trạng mụn tuổi dậy thì. Một số nguyên nhân dẫn đến mụn có thể kể đến như sau:

1.1. Thay đổi hormone androgen

Hormone Androgen là nội tiết tố nam, làm gia tăng hoạt động của các tuyến dầu nhờn trên da trong giai đoạn tuổi dậy thì. Đây là thời điểm da sản sinh ra lượng bã nhờn và dầu thừa nhiều nhất, tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển và khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Về lâu dài, vấn đề này sẽ làm hình thành nhân mụn (mụn đầu trắng) và khi lỗ chân lông bị hở, nhân mụn bị oxy hoá, mụn đầu đen sẽ hình thành. Trong trường hợp nốt mụn bị vi khuẩn xâm nhập, da sẽ xuất hiện tình trạng mụn mủ sưng đỏ có thể gây nhiễm trùng trên da

1.2. Da mặt không được làm sạch hiệu quả

Vào độ tuổi dậy thì, hầu hết các bạn trẻ đều không được trang bị đầy đủ các kiến thức về việc chăm sóc cơ thể và làn da. Một số thói quen phổ biến dẫn đến mụn có thể kể đến như sau:

  • Rửa mặt không đúng cách: chỉ rửa mặt bằng nước hoặc sữa rửa mặt không phù hợp với làn da.
  • Tự nặn mụn bằng tay hoặc thường xuyên dùng tay sờ lên mặt.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và chứa các thành phần không phù hợp với làn da.

Xem thêm bài viết:

1.3. Các nguyên nhân khác

Ngoài yếu tố chính là thay đổi hormone, các tác nhân khác như tâm trạng thường xuyên căng thẳng; thói quen dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da hay kể cả là thuốc nhuộm tóc khi tiếp xúc với da cũng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn chân lông gây mụn. Thêm vào đó nếu chế độ sinh hoạt kém lành mạnh như uống ít nước, hay thức khuya, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng khiến tình trạng mụn trở nên phức tạp hơn

2. Các dạng mụn tuổi dậy thì thường gặp

Ở độ tuổi dậy thì, các bạn trẻ cần hiểu đúng về tình trạng mụn của mình để có những kiến thức chăm sóc làn da phù hợp, tránh làm tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Một số loại mụn xuất hiện phổ biến ở tuổi dậy thì có thể kể đến như sau:

2.1. Mụn không viêm

Đây là loại mụn ít gây tổn thương da và điều trị khá dễ dàng, bao gồm 2 loại:

  • Mụn đầu trắng: Lỗ chân lông bị bít tắc bởi tế bào chết, vi khuẩn và dầu thừa tích tụ trên da lâu ngày hình thành nên nhân mụn đầu trắng.
  • Mụn đầu đen: Các nốt mụn đầu đen được tạo thành do vi khuẩn, bã nhờn và tế bào chết bị oxy hoá trên bề mặt da ở những vị trí nang lông mở.

2.2. Mụn viêm

Mụn viêm có đặc trưng là kích thước lớn, gây sưng tấy, đau nhức và để lại nhiều tổn thương nghiêm trọng trên da. Những loại mụn viêm phổ biến ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Mụn sần: Nốt mụn sưng tấy, có màu đỏ hồng, đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng mụn trứng cá đang ở mức trung bình đến nặng.
  • Mụn bọc: Loại mụn này xuất hiện khi vi khuẩn viêm tấn công sâu vào cấu trúc da, tình trạng này xuất hiện nhiều ở vùng ngực và lưng.
  • Mụn mủ: Đây là loại mụn có hình dạng bên ngoài khá giống với mụn đầu trắng, tuy nhiên, nốt mụn mủ sẽ xuất hiện vòng tròn nhỏ màu đỏ quanh chân mụn - đó là dấu hiệu cho thấy da đang bị viêm. Tự ý nặn mụn mủ sẽ khiến cho tình trạng mụn nặng hơn và có thể sẽ để lại sẹo trên da.
  • Mụn nang: Tình trạng mụn này xuất hiện khi mụn đã đến mức nặng do mụn đã ăn sâu vào da. Mụn u nang xuất hiện dưới da, chứa đầy mủ và gây nhiều đau đớn cho người bị mụn, khi lấy nhân mụn sẽ có nguy cơ để lại sẹo rất cao trên da.

3. Cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Mụn trứng cá tuổi dậy thì là vấn đề gây phiền toái ở nhiều bạn trẻ. Gương mặt bị mụn sẽ khiến bạn trở nên tự ti và ngại giao tiếp với mọi người. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn tuổi dậy thì đúng cách Bioderma muốn chia sẻ với bạn để hạn chế tình trạng sẹo và giúp làn da phục hồi tốt hơn.

3.1. Trị mụn tuổi dậy thì bằng các mẹo tự nhiên

  • Trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bằng bột nghệ: Thành phần curcumin tự nhiên có trong bột nghệ có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da rất tốt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ức chế tế bào viêm nhiễm và làm giảm thâm, sẹo trên da.
  • Trị mụn trứng cá bằng mật ong: Các enzym tự nhiên có trong mật ong là thành phần dưỡng ẩm cho làn da rất tốt. Mặt khác chúng còn giúp tăng sinh collagen và giúp da đàn hồi tốt hơn.
  • Trị mụn trứng cá bằng cà chua: Cà chua cung cấp một lượng lớn beta – caroten với tác dụng kích thích tái tạo tế bào và đẩy lùi tế bào da bị bệnh ra bên ngoài.
  • Trị mụn trứng cá bằng nha đam: Nha đam có khả năng cung cấp một lượng lớn nước và một số khoáng chất, vitamin thiết yếu. Không chỉ giúp cân bằng độ ẩm mà các thành phần này còn có khả năng đẩy lùi mụn rất tốt.
điều trị mụn tuổi dậy thì

3.2. Trị mụn bằng thuốc bôi

Sử dụng các sản phẩm trị mụn không cần kê đơn: các sản phẩm này thường chứa các hoạt chất trị mụn như axit axetic, benzoyl peroxide, axit salicylic, lưu huỳnh... Dạng bào chế các sản phẩm trị mụn trên thị trường rất đa dạng gồm dạng gel, dạng kem, sữa rửa mặt, miếng dán trị mụn,... Hiệu quả trị mụn của các sản phẩm này thường ở mức vừa phải. Phải sử dụng liên tục trong 4-8 tuần làn da mới có sự cải thiện rõ rệt.

3.3. Dùng kem dưỡng ẩm giảm mụn và thâm mụn

Da mụn không có nghĩa là không cần dưỡng ẩm mà ngược lại, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp sẽ giúp kết cấu của làn da ổn định hơn, giúp da được phục hồi nhanh hơn cũng như hỗ trợ thuốc đặc trị đạt kết quả tốt nhất. Do đó, kem dưỡng ẩm là điều không thể thiếu trong các cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. 

4. Cách phòng ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Ngoài những cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đã đề cập ở trên, bạn nên tham khảo những cách phòng ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì. Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả nhất:

  • Hạn chế sờ tay lên mặt: Thói quen sờ tay lên mặt vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay lây lan sang da mặt, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá tuổi dậy thì.
  • Không tự ý nặn mụn:  Nặn mụn sẽ có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng và trường hợp nặng sẽ gây nên sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ cho làn da.
  • Không rửa mặt quá nhiều: Rửa mặt quá nhiều có thể khiến cho da bị kích thích và khô hơn, kích thích tiết nhiều dầu nhờn trên da. Bạn nên rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần mỗi ngày là phù hợp.
  • Tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp làn da phục hồi và hạn chế mụn. Sau khi thức dậy, tập thói quen uống 1 ly nước ấm, để cơ thể bài tiết những độc tố.
  • Giữ thói quen uống 2 lít nước/ngày giúp làn da luôn cân bằng độ ẩm, hạn chế tiết dầu. Bên cạnh đó uống nước đầy đủ tạo môi trường trao đổi chất thuận lợi, giúp làn da khỏe mạnh và hồng hào hơn.
  • Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ: Nếu trường hợp bị mụn nặng, bạn nên đến khám tại những bệnh viện chuyên về da để được tư vấn đầy đủ. Tránh việc lạm dụng các mỹ phẩm hóa chất khi không có đủ kiến thức.
  •  
  •  
  • Trên đây là tất cả các thông tin về mụn dậy thì, nguyên nhân và cách chữa trị mụn dậy thì mọi người có thể tham khảo và áp dụng cho phù hợp với từng loại mụn cụ thể nhé. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ trực tiếp: 0336858539 để được tư vấn nhé.
Bạn đang xem: MỤN Ở TUỔI DẬY THÌ VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: