-
- Tổng tiền thanh toán:
Cách chọn kem chống nắng phù hợp với da
Tác giả: Hatrang Ngày đăng: 22/03/2022
Kem chống nắng là một trong những vật bất ly thân của nữ giới ngày nay. Nhưng không phải dùng loại nào cũng được. Cùng tìm hiểu cách chọn kem chống nắng phù hợp dưới đây.
Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là mỹ phẩm có dạng sữa, xịt hay lotion có khả năng hấp thụ hoặc phản xạ các tia cực tím để bảo vệ làn da không bị cháy nắng cũng như ngăn ngừa sự phát triển của nám , sạm da.
Các loại kem chống nắng thường được phân biệt bằng các chỉ số SPF và PA để đo được tỷ lệ các tia UV phản chiếu vào da.
Kem chống nắng có chỉ số SPF và PA bao nhiêu là tốt nhất?
Chỉ số SPF là gì, SPF ở mức bao nhiêu là tốt nhất?
Chỉ số SPF (sun protection factor) là chỉ số đo lường khả năng chống lại tia cực tím dựa trên số giờ và tỉ lệ % khi sử dụng kem chống nắng trên da. Các mức chỉ số SPF dao động thấp nhất từ 15 và cao nhất đến 100. Cụ thể như sau:
– SPF được tính theo thời gian chống tia UV: Rất đơn giản bạn chỉ cần lấy SPF nhân với 10 sẽ ra được thời gian bảo vệ da tính bằng phút. Ví dụ SPF chống nắng là 20 thì thời gian bảo vệ da là SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20 phút. Hay SPF 50 thì thời gian bảo vệ tối đa là 500 phút.
– Tính theo % chống lại tia UV: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì các chỉ số SPF 15 thì sẽ chặn được 93,4% tác hại tia UV, SPF 30 chặn được 96,7%, SPF 50 chặn được 98%.
=> Lưu ý: Đa phần các chỉ số SPF này không chính xác vì còn phụ thuộc vào môi trường, mồ hôi và nước vì vậy thông thường khi sử dụng khoảng 2-4 tiếng bạn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da tốt hơn.
Chỉ số PA là gì? PA ở mức bao nhiêu là tốt nhất?
PA (protection grade of UVA) giúp đo lường khả năng bảo vệ làn da tránh khỏi tác động xấu của tia cực tím do Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật ban hành. Thông thường các chỉ số PA có ký hiệu dấu + được hiểu với nghĩa như sau:
– PA+ có khả năng chống lại tia UVA từ 40-50%.
– PA++ khả năng chống tia UVA từ 60-70%.
– PA+++: Khả năng chống tia UVA tới 90%.
– PA++++: Có khả năng chống tia UVA trên 95%.
Ngoài ra với các dòng kem chống nắng xuất xứ từ châu Âu chỉ số PA sẽ được ký hiệu thay bằng chỉ số PDP với mức tương ứng như sau:
– PA+ tương đương PPD 2 – 4.
– PA++ tương đương PPD 4 – 8.
– PA+++ tương đương PPD 8 – 16.
– PA++++ (4 cộng) tương đương PPD 16+.
Kem chống nắng có mấy loại và cách phân biệt ra sao?
Kem chống nắng được chia ra làm 2 loại bao gồm kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Cụ thể như sau:
Kem chống nắng vật lý:
Kem chống nắng vật lý có chứa các thành phần khoáng chất hoạt động như tian dioxide hay kẽm oxit… giúp tạo lớp màng ngăn chặn phân tán tia UV gây hại cho da khiến chúng không thể xuyên qua được.
– Ưu điểm: Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng. Vì tạo lớp màng ngăn chặn trong thời gian dài nên bạn không cần phải thoa lại kem chống nắng sau vài giờ.
– Nhược điểm: Da dễ bị nhờn rít gây bóng nhờn vì có lớp màng bảo vệ.
Kem chống nắng hoá học:
Kem chống nắng hóa học có chứa các thành phần hợp chất hữu cơ như oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone giúp tạo ra phản ứng hóa học và hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da.
– Ưu điểm: Kem chống nắng hóa học thấm nhanh vào da không gây cảm giác nhờn rít và trắng xóa.
– Nhược điểm: Không bền vững bạn thường xuyên bôi lại sau 2 giờ và chờ kem ngấm khoảng 15-20 phút trước khi ra ngoài nắng.
Cách chọn kem chống nắng tốt nhất phù hợp với làn da của bạn
Kem chống nắng cho da nhạy cảm:
Làn da nhạy cảm vốn có nguy cơ dễ bị tổn thương dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Để chọn được dòng kem chống nắng phù hợp với làn da này không phải là một điều dễ dàng.
Với bạn nào sở hữu da nhạy cảm nên lựa chọn kem chống nắng vật lý có các thành phần như kẽm oxit và titan dioxit có khả năng bảo vệ làn da khỏi UVA và UVB. Bên cạnh đó nên chứa thêm Retinyl palmitate là một dạng của vitamin A, chống lão hóa và ngăn ngừa cháy nắng, Vitamin E, Beta carotene giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng, kích ứng và lão hóa.
Kem chống nắng cho da khô:
Với những ai sở hữu làn da khô bạn nên chọn kem chống nắng có nhiều thành phần giúp dưỡng ẩm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu. Các dòng kem chống nắng vật lý hay hóa học đều phù hợp. Dưới tác động của ánh nắng và tia cực tím da khô dễ bị lão hóa trở nên nhăn nheo nên bạn kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng.
Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn):
Với những ai sở hữu da dầu nhờn khi thời tiết oi nóng sẽ tiết ra nhiều dầu khiến da mặt căng bóng đồng thời lớp làm trôi gây ra những vết loang lổ làm mất thẩm mỹ. Để tránh tình trạng nhờn rít bức bí bạn nên lựa chọn các dòng kem chống nắng có chứa cụm từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt. Với những bạn có da dầu bị nổi mụn không nên sử dụng những dòng kem chống nắng hóa học vì dòng kem này có kết cấu mỏng nhẹ khả năng thấm hút nhanh gây ra viêm nhiễm tình trạng mụn trầm trọng hơn.
Kem chống nắng cho da mụn:
Với bạn có làn da bị mụn rất khó khăn khi lựa chọn kem chống nắng tránh được sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông. Để lựa chọn bạn nên chọn những dòng kem chống nắng vật lý chứa zinc oxide và titanium oxide an toàn lành tính với làn da. Và tránh xa sử dụng kem chống nắng hóa học
Cách sử dụng kem chống nắng an toàn hiệu quả nhất
Cách sử dụng với mỗi dòng kem chống nắng khác nhau. Với kem chống nắng hóa học bạn nên thoa lên mặt đợi 30 phút trước khi ra khỏi nhà còn với kem chống nắng vật lý khi thoa bạn có thể ra ngoài ngay.
Bên cạnh đó khi trang điểm bạn có thể dùng kem chống nắng sau phần bôi kem dưỡng để chống nắng hiệu quả. Các bạn nên thoa đều kem chống nắng và dùng cho da mặt để chống nắng toàn diện.